1/12/09

Cài đặt và cấu hình NFS

NFS (Name File System)
1. Tổng quan về quá trình hoạt động của NFS
NFS là một cơ chế hỗ trợ việc chia sẻ tài nguyên giữa các máy chủ Linux. NFS được phát triển để cho phép hệ thống nội bộ có thể truy xuất một thư mục trên hệ thống máy khác bằng cách gắn (mount) nó vào hệ thống tập tin cục bộ, người quan trị trên hệ thống NFS Server chỉ cần xuất (export) các thư mục để cung cấp cho các NFS Client sử dụng
1.1. Một số luật chung khi cấu hình NFS
Export các thư mục con của thư mục “/”
Không xuất (export) những thư mục con của thư mục cha đã được export trước đó
Chỉ được xuất (export) hệ thông tập tin cục bộ
1.2. Một số khái niệm chính về NFS
Virtual Fiel System (VFS) interface: Là một kỹ thuật tự động chuyển hướng tất cả các truy xuất tới NFS – mount file một các thông suốt trên server từ xa (Remote Server). VFS giúp biến đổi yêu cầu định dạng file phù hợp trên NFS Server
Stateless Operation: Là những chương trình đọc và ghi file trên hệ thống tập tin cục bộ dựa vào hệ thống để theo dõi và ghi nhận dữ liệu thông qua con trỏ địa chỉ pointer. Khi NFS Server không còn hoạt động (hoặc bị lỗi) thì NFS Client sẽ thiết lập lại giá trị cho pointer là 0 và NFS client có thể phát hiện (detect) khi NFS server hoạt động trở lại
Caching: Tồn tại trên NFS client để lưu lại một số dữ liệu cần thiết vào hệ thống cục bộ, điều này làm giảm truy xuất tới NFS server
NFS Backgrount Mouting: NFS client sử dụng RPC để gắn file (mount file) trên server ở xa (Remote server) nếu remote server không tồn tại thì ta có thể dùng lệnh mount đặt tuỳ chọn “bg” để chỉ định khoảng thời gian trong vòng một tuần
Hard and Soft Mounts: Hard mount có nghĩa rằng quá trình mount file luôn được tiến hành trên foregrount hoặc background để đảm bảo tính thống nhất dữ liệu. Soft mount là quá trình sử dụng RPC để mount file remote system, một khi RPC bị lỗi và lặp lại nhiều lần dẫn tới quá trình hoạt động của NFS bị lỗi làm cho sự đồng bộ dữ liệu không được đảm bảo
NFS versions: NFS hiện tại có 3 phiên bản là v.2, v.3 và v.4; đối với v.2 kích thước hỗ trợ tới 4GB, bị giới hạn 8Kb trong mỗi lần đọc và ghi dữ liệu. NFS v.3 hỗ trợ tới 264 – 1bytes, có khả năng điều chỉnh kích thước việc đọc/ghi dữ liệu giữa NFS client và NFS server. NFS v.4 tương tự như v.3 nhưng được tích hợp thêm một số tính năng như khoá file (lock file) và gắn file (mount file) được tích hợp vào NFS daemon và được hoạt động độc lập.
Các NFS daemons quan trọng như: Portmap là daemon quan trọng quản lý kết nối cho ứng dụng, port map lắng nghe trên cổng 111; ngoài ra còn có NFS daemon, NFS lock daemon, NETFS daemon.
2. Cài đặt NFS
Để cài đặt NFS bạn mở Terminal và gõ vào dòng lệnh sau:
$ sudo apt-get install portmap nfs-kernel-server nfs-comon
Chia sẻ thư mục bằng cách bổ sung các dòng như sau vào file /etc/exports. Mỗi dòng tương ứng với một thư mục chia sẻ:
/hungnn *(ro, no_subtree_check)
/fullshare *(rw, no_subtree_check)
Trong đó:/hungnn, /fullshare là các thư mục chia sẻ. Dấu (*) cho phép mọi thành viên trong cùng mạng LAN đều có quyền truy cập.
ro (read – only): Cấp quyền chỉ đọc cho các thành viên truy cập
rw (read – write): Cấp quyền đọc và ghi cho các thành viên truy cập
no_subtree_check: bỏ qua thao tác kiểm tra một file bất kỳ (được máy trạm truy cập) có nằm trên một phân vùng hay toàn bộ ổ đĩa trên NFS server.
Để chỉ định rõ thư mục chia sẻ đến một số đối tượng cụ thể, bạn thay đổi dấu sao (*) bằng địa chỉ IP hoặc tên máy.
Ví dụ:
/hungnn 192.168.1.14 (ro) (chỉ client có địa chỉ IP này mới được truy xuất)
/fullshare 192.168.1.0/255.255.255.0(rw) (Chia sẻ cho toàn bộ mạng này)
Khởi động NFS server bằng lệnh:
root@hungnn:~# sudo /etc/init.d/nfs-kernel-server start
Chú ý: nếu thay đổi file /etc/exports trên một NFS server đang hoạt động (running), bạn cần thực hiện lệnh sau để những thay đổi có hiệu lực:
root@hungnn:~# sudo exportfs –ra
Đảm bảo mạng đã hoạt động tốt bằng cách thực hiện các lệnh ifconfig và ping để kiểm tra. Kết nối tới thư mục đã chia sẻ bằng lệnh:
root@hungnn:~# sudo mount 192.168.10.14:/hungnn /home/hungnn
root@hungnn:~# sudo mount 192.168.10.14:/fullshare /home/fullshare
Chú ý: các thư mục /home/hungnn, /home/fullshare nên rỗng (empty) và phải được tạo trước ở máy NFS server.
Bên cạnh thao tác kết nối bằng dòng lệnh vừa nêu, bạn cũng có thể truy cập đến thư mục đã chia sẻ trong khi hệ thống khởi động (boot time) bằng cách bổ sung các dòng vào file /etc/fstab. Để kết nối tự động đến hai thư mục đã chia sẻ ở trên, bổ sung hai dòng sau vào file /etc/fstab:
192.168.1.14:/hungnn /home/hungnn nfs rw 0 0
192.168.1.14:/fullshare /home/fullshare nfs rw 0 0
Trong đó:
rw: Kết nối đến thư mục chia sẻ với khả năng đọc và ghi. Tuy nhiên, nếu thư mục chia sẻ trên NFS server với quyền chỉ đọc, bạn cũng chỉ có được quyền chỉ đọc tương ứng.
Giá trị 0 thứ nhất: Bỏ qua hoạt động của tiện ích Backup Dump File Sytem.
Giá trị 0 thứ hai: Bỏ qua hoạt động của tiện ích Check File System.

1 nhận xét: